Từ A đến Z về súng phun sơn tĩnh điện
Khái niệm súng phun sơn tĩnh điện đã không còn xa lạ với diễn đàn công nghệ cũng như các hoạt động trong đời sống sản xuất. Có thể coi đây là một trong những phát minh mang tính chất chất bước ngoặt. Khi so sánh với súng phun sơn Hàn Quốc hoạt động theo cơ chế khí nén, sản phẩm này có gì khác biệt? Chắc chắn đây là mối quan tâm của nhiều khách hàng. Chính vì vậy, apimec.com.vn xin được đưa ra một số giải đáp của mình qua bài viết dưới đây!
Hiểu như thế nào về công nghệ sơn tĩnh điện?
Electro Static Power Coating Technology chính là tên gọi quốc tế của dòng công nghệ hiện đại này. Cha đẻ của nó là Erwin Gemmer. Xuất hiện vào đầu những năm 50 của thế kỉ trước nhưng phải đến khoảng năm 1964 thì quy trình sơn tĩnh điện mới hoàn thiện và được thương mại hóa thành công. Chúng ta có thể tóm tắt trang sử đó qua một vài thông tin tiêu điểm dưới đây:
Trong giai đoạn từ năm 1966 đến 1973, 4 loại hóa học khởi điểm là Epoxy, Polyurethane, Hybrid, và TGIC ra mắt thị trường và được ứng dụng thành công khi phun sơn tĩnh điện. Tuy nhiên Melamine và Acrylic lúc này vẫn còn bỏ ngỏ.
Bước sang thập niên 70, sơn tĩnh điện phát triển nhanh chóng với phạm vi hầu khắp khu vực châu Âu.
Đầu những năm 1980, công nghệ này chinh phục thị trường Bắc Mỹ và Nhật Bản. Sau đó lan rộng ra khu vực Viễn Đông (thềm Lục Địa Thái Bình Dương).
Từ năm 1985 đến 1993, những loại bột sơn mới ra đời, đánh dấu bước phát triển song hành với công nghệ sơn tĩnh điện.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ phun sơn tĩnh điện là gì? Nguồn điện 220V được hạ thế thành dòng 24V. Dòng điện này đi đến bộ phát cao áp ở súng phun. Sơn và khí khi đến đầu súng sẽ bị nhiễm điện do tiếp xúc với kim dẫn điện.
Lúc này, sơn và khí mang 1 điện tích cùng dấu (-), còn bề mặt vật phun mang điện tích (+). Các vật mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau. Chính vì vậy, các phân tử sơn sẽ hút với các phân tử trên bề mặt của sản phẩm, hình thành sức bám dính tốt hơn và hạn chế bay ra ngoài.
Trên thị trường hiện nay, các bạn có thể lựa chọn 2 loại công nghệ sơn tĩnh điện:
Thứ nhất là công nghệ sơn tĩnh điện khô (hay còn gọi là sơn bột).
Thứ hai là công nghệ sơn tĩnh điện ướt (dùng dung môi).
Mỗi công nghệ sở hữu những ưu nhược điểm riêng, cụ thể là:
Sơn bột chỉ áp dụng cho các loại vật liệu kim loại. Tính chất đặc biệt của nó là bột sơn không bám vào vật sơn. Chúng được thu hồi với tỷ lệ hơn 95% để tái sử dụng. Như vậy công nghệ sơn tĩnh điện khô có thế mạnh là chi phí sơn thấp, hạn chế tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Trong hệ thống sản phẩm của apimec.com.vn, các bạn có thể lựa chọn máy phun sơn Hàn Quốc Total. Thiết bị này được tín nhiệm nhờ hiệu quả tích cực mang lại. Máy hỗ trợ phun sơn ngay cả trong môi trường khắc nghiệt, từ - 10°C đến 50°C. Súng phun sơn tĩnh điện sử dụng có chiều dài 330mm, nặng 410g với công suất tối đa lên đến 700g/phút. Đặc biệt, các bạn có thể chinh phục mọi góc cạnh thông qua chế độ phun Pulse Coating. Cơ chế này giúp sơn được tích điện một cách ngắt quãng, ngăn chặn tình trạng dội ngược sơn.
Trong khi đó công nghệ sơn tĩnh điện ướt có khả năng sơn được trên nhiều loại vật liệu hơn. Tuy nhiên chi phí thường cao hơn, đồng thời lượng dung môi tồn dư trong không khí sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường. Đối với dòng sản phẩm này, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng súng phun sơn Graco – một tên tuổi lừng danh đến từ đất nước Hoa Kỳ. Ngoài ra, thương hiệu OTSON của Đài Loan cũng là gợi ý thú vị.
Dây chuyền sơn tĩnh điện gồm những gì?
Trước tiên, vật cần sơn phải được xử lý bề mặt qua các bước như tẩy dầu, tẩy gỉ… Ở đây, các bồn chứa hóa chất để xử lý bề mặt trước khi sơn được làm từ vật liệu composite.
Sau đó, vật sơn sẽ trải qua quá trình hấp khô. Khi bước này hoàn tất thì chúng ta chuyển sang tiến hành phun sơn.
Công đoạn thứ tư là đưa vật sơn vào buồng sấy. Căn cứ vào chủng loại cũng như thông số kỹ thuật của bột sơn mà chúng ta đặt chế độ sấy tự động thích hợp (nhiệt độ sử dụng là 150°C - 200°C, thời gian từ 10 - 15 phút.
Cuối cùng, chúng ta sẽ kiểm tra và rà soát lại thành phẩm.
Súng phun và bộ điều khiển tự động đóng vai trò chính trong hệ thống này. Ngoài ra phải kể đến các thiết bị quan trọng khác như buồng phun sơn và thu hồi bột sơn; máy nén khí và máy tách ẩm khí nén, buồng hấp sử dụng tia hồng ngoại tuyến (chế độ hấp điều chỉnh nhiệt độ, đồng thời định giờ tự động tắt mở).
Về bột sơn tĩnh điện, thành phần chính của nó bao gồm nhựa, bột màu và chất phụ gia. Bốn loại được yêu thích nhất là: Bóng (Gloss), Mờ (Matt), Cát (Texture), nhăn (Wrinkle) sử dụng cho cả trong nhà lẫn ngoài trời.
Qua những chia sẻ trên đây, các bạn đã hiểu hơn về súng phun sơn tĩnh điện và công nghệ đi kèm. Ngoài ra, apimec.com.vn còn cung cấp máy phun cát mini và nhiều thiết bị hiện đại khác.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP AN PHÚ
Mã số thuế: 0104600731
Email: apimecvn@gmail.com
Hotline: 0988599003/0903446008
Địa chỉ: Số 2, Lô N15 Ngõ 273 Trần Đăng Ninh, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04.62811505/04.22112886
Chia Sẻ :
Tin cùng danh mục
Hướng dẫn sử dụng Máy Phun Sơn Graco
Máy phun sơn là thiết bị công nghiệp không thể thiếu để nâng cao chất lượng các …
Tìm hiểu về máy khuấy sơn
An phú nhận được nhiều thắc mắc của khách hàng là tại sao vẫn phải sử dụng máy …
NGUỒN GỐC CỦA SÚNG PHUN SƠN
Nguồn gốc hình thành súng phun sơn, một trong những thiết bị quan trọng nhất …
Giá trị vàng của máy phun sơn nước …
Bạn quan tâm đến máy phun sơn nước Graco? Hãy cùng apimec.com.vn tìm hiểu ưu …